Con số này được ông Hứa Phú Doãn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký – Hội Thiết bị Y tế cho biết tại “Hội nghị kết nối giao thương ngành Y Dược Thổ Nhĩ Kỳ – Việt Nam” vừa được tổ chức sáng 14/9 tại TP HCM.

Chương trình được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành Y Dược hai nước trực tiếp gặp gỡ, trao đổi để tìm đối tác và tiến tới hợp tác về lĩnh vực dược phẩm, trang thiết bị y tế và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.


Đại diện Cục quản lý Dược Việt Nam trình bày về những quy định lưu hành thuốc dược phẩm tại Việt Nam tại Hội nghị

Tại Hội nghị, Đại diện Cục quản lý Dược Việt Nam đã trình bày về những quy định lưu hành thuốc dược phẩm tại Việt Nam. Ông Hứa Phú Doãn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký – Hội Thiết bị Y tế đã trình bày về tổng quan về thiết bị y tế Việt Nam năm 2015, và cho biết, doanh thu của thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam ước tính vào khoảng 800 triệu USD/năm, sẽ đạt 1,2 tỷ USD vào năm 2016, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao tới 18% (trong giai đoạn 2012 – 2017). Cả nước có 1.069 bệnh viện, 40.000 phòng khám, 25g/10.000 người… Chi tiêu cho thiết bị y tế tính trên đầu người/năm là 7 USD, dự kiến đến năm 2018, sẽ tăng lên 14,5 USD/người. Vì vậy, với tiềm năng tăng trưởng hấp dẫn, ngành thiết bị y tế vẫn là mảnh đất màu mỡ, thu hút nhiều công ty tham gia.

Theo PGS-TS Phạm Lê Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết: Khoảng 90% trang thiết bị y tế ở Việt Nam là nhập khẩu. Các quốc gia cung cấp chính thiết bị y tế cho Việt Nam là Nhật Bản, Đức, Mỹ, Trung Quốc, Singapore, chiếm khoảng 55% giá trị nhập khẩu thiết bị y tế. Việt Nam mới có hơn 50 công ty sản xuất thiết bị y tế, phần lớn chỉ sản xuất các mặt hàng đơn giản. Các thiết bị chẩn đoán hình ảnh chiếm 30% tổng giá trị nhập khẩu thiết bị y tế bao gồm: Máy cộng hưởng từ MRI, máy chụp CT, thiết bị siêu âm, X-quang.

Cũng theo Đại diện Cục quản lý Dược Việt Nam, hiện nay, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong số những ngành công nghiệp chính của Việt Nam, có 4 ngành thu hút đầu tư chính gồm: Điện tử, Công nghệ thông tin – truyền thông, Dệt may, Thiết bị y tế. Việc các nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực tìm kiếm điểm đến mới thay thế Trung Quốc tạo cơ hội lớn cho một quốc gia năng động như Việt Nam.

Được biết, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ chuyên ngành y dược sang Việt Nam tham dự chương trình này để tìm kiếm đối tác gồm: Aksan Kozmetik Sanayi Ve Ticaret ltd. Sti; Avicenna Farma Dis Ticaret Ve Pazarlama A.S; Adil Boz – Ali Aykut Boz, Derma Cos Ilac Medikal Ve Kozmetik San. Ve Ic.Tic. A.S; Elektro Mag Laboratuvar Aletleri Sanayi Ve Ticaret A.S; Haver Ecza Deposu A.S; Kenmak Hastane Malzemeleri Ve Elektrostatik Boya San Tic.A.S;  Novamedtek Medikal Ltd Sti;  Nurel Medikal San Ve Tic.A.S; Pharmactive Ilac  San Ve Tic.A.S;  Pharmargus; Soykal Makine Ve Elektrik San. Tic. Ltd. Sti; Turklab Tibbi Malz. San. Ve tic. A.S; Turkuaz Medikal, Kozmetik Ve Dis Tic. Ltd. Sti.